Văn hóa là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức - một cách hữu thức cũng như vô thức - của các cá nhân và các cộng đồng. Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động tạo trong quá khứ và trong hiện tại.
Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Vì vậy văn hóa nhất định sẽ ghi dấu ấn của mình lên hoạt động kinh tế của con người và xác định những mặt mạnh mặt yếu riêng của các quá trình sản xuất trong một xã hội.
Đó là những điều rút ra từ các kinh nghiệm tiêu cực lẫn tích cực của mọi nước. Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định xẩy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế và văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.
Một sự phát triển chân chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động cơ và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa...
Từ nay trở đi, văn hóa cần coi mình là một nguồn gốc cổ xúy trực tiếp cho phát triển, và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội"
"Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt" viết về những danh nhân đã có công dựng xây và bồi đắp nền văn hóa của dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước cho tới những năm cuối thế kỷ XIX, đó là các vua Hùng, bốn vị "tứ bất tử", ông tổ các ngành nghề, là những người có công khai mở nền âm nhạc, hội họa, điện ảnh, thơ ca... hiện đại.
Cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Vua Hùng và Tứ Bất Tử
Chương 2: Các vị Tổ ngành nghề Việt Nam
Chương 3: Những danh tài sáng tạo tiên phon
Chương 4: Vài cột mốc khơi dòng nghệ thuật hiện đại
Chương 5: Nước non nặng một lời thề