Nhân dịp nhà nước chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, nhân dân cả nước quan tâm đặc biệt đến vấn đề hiến pháp, cùng góp phần vào việc hoàn thiện Hiến pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt bạn đọc quyển sách LƯỢC SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM của hai đồng tác giả Luật sư Phan Đăng Thanh và Luật sư Trương Thị Hòa.
Quyển sách này lần đầu tiên trình bày đầy đủ các luồng tư tưởng lập hiến và công cuộc lập hiến ở Việt Nam từ trước đến nay.
Ngay từ lúc mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, qua các luồng tư tưởng lập hiến của các phong trào đấu tranh chống Pháp giành độc lập của các nhà nho yêu nước (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can và Đông Kinh nghĩa thục…), các nhà báo, luật sư yêu nước, trí thức tân học (Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng…), nhóm Tự Lực văn đoàn với các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng…, phong trào Việt Minh với tư tưởng lập hiến mácxít của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam… Bên cạnh đó, còn có tư tưởng của các phần tử thân Pháp, Nhật muốn duy trì chế độ quân chủ của vua Bảo Đại, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ… Các luồng tư tưởng lập hiến ban đầu không ngừng đấu tranh với nhau để tồn tại, có khi cọ xát, loại trừ nhau một cách quyết liệt. Trong các luồng tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện toàn diện hơn cả mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ Cộng hũa (Mục I).
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền. Từ giải pháp Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại (1949-1955) đến chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam dưới thời Ngô Đình Diệm (1955-1963) và thời Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975), miền Nam lần lượt có hai bản hiến pháp: Hiến pháp năm 1956 và Hiến pháp năm 1967. Cả hai hiến pháp này đều xây dựng theo mô hình cộng hòa tổng thống chế và đến năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa đã hoàn toàn sụp đổ (Mục II).
Chủ yếu, cuốn sách này phục vụ người đọc cơ hội tìm hiểu cặn kẽ các bản hiến pháp cách mạng Việt Nam lần lượt ra đời sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. Đầu tiên là Hiến pháp năm 1946 của thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân – bản hiến pháp Việt Nam đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: “Chúng ta không mong gì hơn nhưng chúng ta không chịu gì kém”… Đến năm 1959, để phù hợp với tỡnh hỡnh và nhiệm vụ cỏch mạng mới, Hiờ́n pháp năm 1959 ra đời… Sau ngày đất nước thống nhất (1975), tên nước đổi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976), Hiến pháp năm 1980 vạch cương lĩnh cho cả nước Việt Nam thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xó hội. Và, đến năm 1992, để thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, Hiến pháp năm 1992 mở ra chủ trương hội nhập toàn cầu, từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xó hội chủ nghĩa, với hai lần sửa đổi, bổ sung sau đó vào năm 2001 và 2013 (Mục III).
Cuốn sách Lược sử lập hiến Việt Nam là tài liệu lịch sử phong phú, trung thực, bổ ích, nội dung bám sát tình hình thời sự – chính trị Việt Nam suốt hơn thế kỷ qua.
PV
Trong lịch sử mỗi dân tộc, lịch sửlập hiến là bộ phận đặc biệt quan trọng. Công cuộc lập hiến ở Việt Nam bắt đầu từ đầu thếkỷ XX, với sự vận động của các phong trào yêu nước đấu tranh giành độc lập, đòi dân quyền, mong sớm có một chếđộ chính trịvà bộ máy cầm quyền tận tụy phục vụ nhân dân. Tất cả các việc đó đều không ngoài yêu sách chung là đòi hỏi chính quyền thực dân, phong kiến xây dựng bản hiến pháp cho nước Việt Nam ta.
Đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước độc lập, chính quyền về tay nhân dân, bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào ngày 9-11-1946. Đó là một bản hiến pháp tiến bộ ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Nước Việt Nam đã chuyển mình từ ba xứ thuộc địa bảo hộ, quân chủ phong kiến, trở thành một quốc gia độc lập dưới chính thể cộng hòa.
Nhưng sau đó, thực dân, đếquốc trở lại xâm lược Việt Nam lần nữa, nước ta tạm thời bị chia làm hai miền, lại phải tiếp tục chiến tranh. Miền Nam dưới chế độ thực dân mới, xây dựng nhà nước riêng - Việt Nam Cộng hòa với hai bản Hiến pháp năm 1956 và năm 1967. Đến năm 1975, chế độ Sài Gòn sụp đổ hoàn toàn, hiến pháp của chếđộ cũ đã bị bãi bỏ.
Từ ngày giành được độc lập đến nay, nhà nước cách mạng Việt Nam - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đã lần lượt xây dựng 4 bản hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980 và 1992). Các hiến pháp ấy kếthừa nhau và phát triển liên tục trong từng giai đoạn lịch sửcủa cách mạng, đưa đất nước tiến theo con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Năm nay, nhân dịp nhà nước chuẩn bị sửa đổi, bổsung Hiến pháp năm 1992, nhân dân cả nước quan tâm đặc biệt đến vấn đề lập hiến và cùng góp phần vào việc hoàn thiện hiến pháp hiện hành, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố HồChíMinh tổchức biên soạn và xuất bản quyển sách Lược sử lập hiến Việt Nam của hai đồng tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa. Quyển sách này thể hiện tương đối đầy đủ quátrình lập hiến phong phú, đa dạng của nước ta.
Nội dung sách gồm có ba phần:
- Tư tưởng lập hiến Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
- Lập hiến dưới chếđộ chính quyền Sài Gòn.
- Lập hiến cách mạng ở Việt Nam.
Đây là vấn đề lớn, còn mới mẻ và phức tạp, nên dù Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và các tác giả đã hết sức cố gắng, cẩn trọng, song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót ngoài ý muốn và sự hiểu biết của những người tham gia biên soạn. Kính mong được sự phê bình xây dựng của các giới bạn đọc để lần tái bản được tốt hơn.
Trân trọng giới thiệu quyển sách cùng bạn đọc.
Tháng 7 năm 2013
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH