Ở tập xuất bản trước, Lade tui cầm cây viết nói về các thức uống (Bà con cô bác có thể tìm đọc cuốn 1: Sài Gòn, chuyện tập tàng(Lược sử truyền miệng thức uống Sài Thành)). Tập này nói tiếp về món ăn chính hàng ngày của bà con ta, vậy là chuyện thường ngày ở chỗ “sanh chuyện” – cái miệng và cái bao tử, đó là cơm. Thường, nói rằng “ăn uống”, vừa vần điệu vừa có nghĩa ăn xong mới uống. Uống trước no nước ăn đâu có ngon. Tánh tình ngược đời của tui thì bà con cô bác biết rồi, nói ngược hoài, nói uống rồi mới nói ăn. (Lê Lade)
Vì sao gọi cơm là Nàng?
"Cơm được nấu từ gạo, gạo xay ra từ lúa, là thức ăn chánh của người Việt ta. Bữa bữa, ngày ngày, tháng tháng, năm năm, cơm đều đều hiện diện bên mâm, gọi hẳn là mâm cơm luôn cho dù có nhiều món khác. Cơm như người yêu dầu vậy. Nên từ xa xưa, ông cha ta đã đặt cho lúa gạo tên chung là Nàng với kèm những tên riêng, Nàng Hoa, Nàng Xuân, Nàng Sen, Nàng Sậu, Nàng Hương, Nàng Thơm, Nàng Thướt, Nàng Ba, Nàng Yến, Nàng Yếu, Nàng Cóc, Nàng Chồn, Nàng Cho, Nàng Nhen, Nàng Quớt, Nàng đối lập với "nàng bưởi Năm Roi" là Nàé " (Gọi tên nàng yêu dầu)