Quyển “Thương học phương châm” cho tới ngày nay được xem là tác phẩm đầu tiên bàn về “thương học” (khoa học kinh doanh), “thương đức” (đạo đức kinh doanh) và “thương tài” (năng lực kinh doanh) trong lĩnh vực thương nghiệp ở nước ta; và phải đến 37 năm sau đó Nguyễn Hiến Lê mới viết quyển sách về cùng chủ đề mang tên “Tổ chức công việc làm ăn” (1964). Hoạt động kinh doanh của Lương Văn Can như một dẫn chứng thực tiễn cho phương châm của phong trào Duy Tân “chấn dân khí”, cũng như Đông Kinh nghĩa thục “khai dân trí”. Và cụ, là một trong những nhân vật tiêu biểu cho nhân sĩ trí thức thực nghiệp nước Việt đầu thế kỷ 20.