Sài Gòn - Chợ Lớn, Thể thao và báo chí trước 1945
Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp
Thể loại: Tủ Sách TP. Hồ Chí Minh - Lịch sử - Văn Hóa - Xã hội
Số trang: 296, khổ 16 x 24 cm
Nguyễn Đức Hiệp
Sinh trưởng ở Sài gòn.
Qua Úc du học Tủ Sách TP. Hồ Chí Minh - năm 1974 theo Quỹ học bổng Colombo.
Hiện là chuyên gia khoa học về khí quyển ở Bộ Môi trường và Di sản, tiểu bang New South Wales, Australia.
Từ nhiều năm qua làm việc và cộng tác với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam trong lãnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và bảo tồn di sản văn hóa.
Tác giả nghiên cứu nhiều bài viết về lịch sử, khoa học, văn hóa cho các báo, tạp chí chuyên môn và phổ thông trong và ngoài nước.
Sài Gòn - Chợ Lớn, Thể thao và báo chí trước 1945.
Văn hóa - Nghệ thuật, thể thao và báo chí là những sinh hoạt không thể thiếu của một thành phố, ngoài đời sống chính trị và kinh tế.
Báo chí luôn có vai trò truyền bá, trao đổi thông tin, ý kiến, tư tưởng, và là diễn đàn phản ảnh con người và xã hội của thời đại. Báo chí Sài Gòn đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giành lại tự do và độc lập cho đất nước trong giai đoạn Pháp thuộc từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954.
Sài Gòn có một lịch sử thể thao lâu dài và phong phú từ đua xe đạp, đua ngựa, đá banh, quần vợt, quyền anh… Người Sài Gòn đã tạo ra các hội thể thao từ thưở ban đầu trước nhất trong nước và đã để lại dấu ấn qua các đội banh nổi tiếng như Ngôi sao Gia Định, và các tay quần vợt không những có tiếng tăm khắp Đông Dương, Đông Nam Á mà còn trên thế giới, qua sự tham dự các giải Grand Slam trong thập niên 1920 và 1930, được coi là thời kỳ vàng son của lịch sử thể thao của Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Quyển sách này một phần kể các câu chuyện về đội bóng lừng danh Ngôi sao Gia Định, về các anh Nguyễn Văn Chim, Huỳnh Văn Giao, Lê Thành Các… và một số bộ môn thể thao của Sài Gòn - Chợ Lớn giai đoạn đầu; cùng với tiến trình lịch sử báo chí qua một số tờ báo và các sự kiện mà tác giả đánh giá là đáng ghi nhớ trong lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và thể thao từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1945.
Hy vọng quyển sách sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích để độc giả hiểu thêm về lịch sử thể thao và báo chí Sài Gòn - Chợ Lớn trong giai đoạn này, một giai đoạn có nhiều thành tựu rất đáng để lưu dầu trong ký ức của người Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.
Nguyễn Đức Hiệp.