Chữ, Văn Quốc Ngữ - Thời Kì Bắc Thuộc (Tái Bản Theo Bản In Năm 1974)
Chúng ta đều thống nhất rằng chữ Quốc Ngữ là thứ chữ mà các giáo sĩ phương Tây cùng rất nhiều người Việt dùng chữ Latinh để ghi âm cách phát âm của người Việt. Ban đầu, chữ Quốc Ngữ chỉ nằm trong mục đích truyền giáo, nhưng sau này, chữ Quốc Ngữ được người Việt chấp nhận.
Từ đó, đóng góp và ảnh hưởng của chữ Quốc Ngữ với xã hội đã là thứ đồng hành không thể tách rời với lịch sử. Với điều đó, hiểu được tầm quan trọng, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, đề cập về lịch sử hình thành và truyền bá.
Năm 1974, Nhà xuất bản Nam Sơn phát hành cuốn sách Chữ, văn Quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc tại Sài Gòn với nguồn là công trình khảo cứu của Giáo sư Nguyễn Văn Trung – một người nổi danh trong những sinh hoạt văn chương, báo chí, triết học mang tính học thuật tại miền Nam trước năm 1975. Mục đích của công trình này là xem lại quan điểm cho rằng những nhà văn, nhà báo thời kỳ đầy phủ nhận quan điểm nhờ chữ Quốc ngữ mà ta được văn minh và cho rằng đã “quan trọng hóa” vài trò chữ Quốc Ngữ.
Chúng tôi đã tái bản cuốn sách này như để độc giả đương thời hiểu thêm, cũng như có một tài liệu nghiên cứu về lịch sử chữ viết, lịch sử văn học và lịch sử đất nước nói chung ở một giai đoạn tối tăm, nô lệ.