Chuyến đi tìm thượng nguồn sông Mekong 1866-1873
Cuối thế kỷ 19, sau khi thiết lập chế độ bảo hộ khắp xứ Đông Dương, người Pháp bắt đầu hướng mắt về Mekong – dòng Sông Mẹ của vùng đất này, với tham vọng xây dựng tuyến đường thủy nối liền các vùng thuộc địa trù phú. Được sự đồng thuận của giới chức chính phủ Pháp lúc bấy giờ, một đoàn thám hiểm gồm sáu thành viên trẻ tuổi và có học thức, cùng chung tham vọng mở mang thuộc địa và cả tin về vai trò khai hóa của nước Pháp đối với các dân tộc Á-Phi, đã khởi hành từ Sài Gòn, ngược dòng Mekong để tìm kiếm một thủy lộ mở hướng thông thương với miền Nam Trung Hoa giàu có, bắt đầu một sứ mạng lớn lao mà Ðô đốc hải quân Pháp Paul Reveillère gọi là “một nhiệm vụ cao cả có tầm vóc xứng đáng với đam mê của thế kỷ”.
Nắm bắt được tầm quan trọng của chuyến hành trình hào hùng nhưng không kém phần bi thảm của đoàn thám hiểm trong công tác nghiên cứu lịch sử các nước Đông Dương thế kỷ 19, nhà sử học Milton Osborne đã dành nhiều năm nghiên cứu và khảo sát để hoàn thành nên tác phẩm Con đường thủy vào Trung Hoa, nhằm giúp người đọc phần nào hình dung rõ hơn cục diện vừa toàn cảnh lại vừa có tính đối sánh giữa các xứ Đông Dương trong tiến trình thuộc địa hóa đầy ảo vọng của người Pháp.
Là sử gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sydney, ông làm việc cho Đại sứ quán Úc tại Phnom Penh, Campuchia từ 1959-1961. Kinh nghiệm này đã khích lệ ông lấy bằng Tiến sĩ Lịch sử Đông Nam Á tại Đại học Cornell. Sau khi đảm nhiệm nhiều chức vị hàn lâm tại Úc, Anh và Hoa Kỳ, Tiến sĩ Osborne trở thành Giám đốc Viện Nghiên cứu Anh quốc ở Đông Nam Á tại Singapore. Năm 1980-1981, ông tham gia cố vấn cho Liên hợp quốc về vấn đề người tỵ nạn Campuchia, và quay về Úc làm Giám đốc Chi nhánh châu Á của Văn phòng Thẩm định Quốc gia trong năm 1982. Tiến sĩ Osborne là tác giả của nhiều cuốn sách lịch sử về đề tài châu Á, và kể từ 1993, ông là tác giả toàn thời gian kiêm người cố vấn về khu vực này. Năm 2021, Milton Osborne được trao tặng Huân chương nước Úc vì những đóng góp và cống hiến của ông trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử.