Cho đến năm Jeanette 7 tuổi, mẹ của Jeanette vẫn dạy cô học ở nhà, chủ yếu là dạy đọc Kinh Thánh. Mẹ cô nhận nuôi cô vì bà muốn nuôi dạy một đứa trẻ vô dục vô cầu, người mà bà có thể chỉ dạy trở thành người hầu cận bên Chúa. Mẹ của Jeanette đã truyền cho cô ý nghĩ rằng cô là duy nhất và cuối cùng sẽ trở thành một nhà truyền giáo đến thế giới bao la ngoài kia. Cuộc đời của Jeannette tưởng chừng như định sẵn sẽ trở thành một người như mẹ cô mong muốn, nhưng khi lớn hơn, cô lại đem lòng yêu một trong số những cô gái cải đạo tại nhà thờ của mình. Những ngày sau đó là những chuỗi ngày cô vật lộn với niềm tin đã ăn sâu vào tiềm thức từ thuở ấu thơ của mình và những xúc cảm lạ kỳ mà chính cô cũng chẳng thể lý giải.
Ở tuổi mười sáu, Jeanette quyết định rời xa nhà thờ, rời bỏ ngôi nhà và gia đình thân yêu của cô, tất cả vì cô gái mà cô đem lòng yêu da diết.
Về tác giả
Jeanette Winterson bắt đầu sự nghiệp viết văn khi còn rất sớm và đã giành được giải thưởng đầu tiên với tác phẩm Oganges are not the only fruits vào năm 26 tuổi. Tác phẩm được trao giải thưởng Whitbread danh giá cho Tác phẩm đầu tay xuất sắc nhất. Và Oranges cũng chính là tác phẩm đã đưa tên tuổi của bà đến với công chúng nhiều hơn. Năm 1990, cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình và được trao giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Anh quốc (Bristish Academy of Films and Television Arts).
Các tác phẩm của bà đề cập tới những chủ đề về giới hạn của sự vật hữu hình và tưởng tượng, các cực giới tính, và đặc điểm giới tính.
Những trích dẫn hay trong cuốn sách
1. Tình yêu và tình cảm có rất nhiều dạng thức, có những người có thể dành cả đời ở bên nhau mà không cần biết tên của nhau. Gọi tên là một quá trình khó khăn và tốn thời gian; nó có liên quan đến các bản chất và nó có nghĩa là sức mạnh. Nhưng vào những đêm hoang vắng, ai có thể gọi bạn về nhà? Chỉ một trong những người biết tên của bạn mới có thể làm điều đó.
2. Tôi cảm thấy tốt hơn khi ở thư viện; bạn có thể tin tưởng những con chữ và nhìn vào chúng cho đến khi hiểu mới thôi, chúng không thể thay đổi lưng chừng giống như con người, vì thế mà cũng dễ dàng phát hiện ra lời nói dối hơn.
3. Mỗi người kể chuyện theo những cách khác nhau, chỉ để nhắc nhở chúng ta rằng con người nhìn nhận sự việc theo những cách rất khác nhau. Có người nói luôn có khả năng tìm ra được những điều chân thật, nhưng có người lại nói tất cả mọi điều đều có thể được chứng minh. Tôi không tin họ. Điều duy nhất mà tôi chắc chắn là thế giới này rất phức tạp, giống như một sợi dây đầy những nút thắt. Tất cả mọi thứ đều tồn tại ở đó, nhưng rất khó để tìm ra điểm bắt đầu và cũng không thể hiểu được điểm kết thúc. Điều tốt nhất mà ta có thể làm là thán phục hình dạng được tạo ra từ trò chơi dây và có thể thắt thêm cho nó một vài nút. Lịch sử chỉ nên là một cái võng để đánh đu, một trò chơi để chơi, như cách lũ mèo đùa nghịch. Vuốt nó, nhai nó, sắp xếp nó, nhào nặn nó, rồi trước khi đi ngủ, nó vẫn là một quả bóng dây đầy nút thắt.