Mật Đạo
Đây là câu chuyện về một người đàn ông, từ năm 1943, lúc vừa tròn ba mươi tuổi, đã trở về vùng núi rừng Quảng Trị (nơi cũng là quê nội của mình) để đầu tư khai phá một loạt các đồn điền, trang trại. Ông cũng chọn một mảnh đất hình thành bởi đồi Trầm, đồi Mây và đồi Gió (tục gọi là Ba Đồi) để xây căn nhà yêu quý của mình.
Cuộc đời của ông - hay cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời - nằm giữa những biến thiên của lịch sử đã hằn dấu lên vùng đất này. Nó khởi phát từ những truyền thuyết thuở vua Hàm Nghi dời đô ra Quảng Trị ban chiếu Cần Vương chống Pháp (1885), tiếp đến ngày chia đôi đất nước (1954) và kết thúc ở mười ngày sau cùng trước Tết Mậu Thân 1968, khi chiến dịch quân sự lịch sử Đường 9 -Khe Sanh khai pháo, chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân diễn ra vào nửa đêm ngày 29 rạng sáng 30/1/1968 (tức giao thừa Tết Mậu Thân).
Tất cả nhân vật, tên tuổi, câu chuyện, địa danh Ba Đồi đều là hư cấu, nhưng mạch chuyện thì bám theo diễn biến thật của lịch sử, cũng như địa danh, địa lý thật của vùng đất huyền thoại này.
* * * * *
Ông Lam gặp ông già núi vào cuối mùa đông 1926 khi cùng cha rảo bước trên đồi Trầm... Đó là một hình hài bạc trắng từ tóc, râu đến cả lông mày trên nền của một nước da màu đồng thau: nó đỏ sắc lại. Mọi cái đều vô hồn kể cả đôi mắt. Duy chỉ có cái dáng ngồi trên một phiến đá tháp, nghiêng người chống tay lên phiến đá cao, tựa cằm bất động như một pho tượng là vô vùng uy nghi. Cái pho tượng ấy như một bóng ma giữa ban ngày, câm nín nhìn về hướng núi chẳng quan tâm đến điều gì chung quanh...
...Đến đứng cạnh ông già, cùng nhìn về hướng núi xa xăm và thung lũng sông Cam Lộ đang ầm ầm chảy bên dưới, cha ông lẩm bẩm: “Phải giữ cửa rừng, giữ cửa đi vào núi mẹ. Phải luôn đốt khói buổi chiều để người biết đường mà ra. Phải mãi là cột khói hiệu như Đức Ngài đã ban!”. Ông Lam đứng như trời trồng giữa cái không khí có phần ma quái này. Đám khói lam cha ông vừa đốt lúc nãy bốc cao thẳng tắp vì gió rất nhẹ, cha ông thì như nhập đồng nói lẩm bẩm những điều hư thực với trống không, trong khi bức tượng người bên cạnh thì càng lúc càng như hóa đá, nó cứng lại, đông cứng lại, co rút lại trước từng lời đều đều từ miệng của cha ông. Tất cả như một nghi thức thần bí choáng hết cơ thể, ông Lam như bị nghẹn lại, cứng đờ ra, nhưng trí tuệ, cảm giác thì trong sáng lạ thường.
Mã hàng |
9786049673610 |
Nhà Cung Cấp |
Lưu Vĩ Lân |
Tác giả |
Lưu Vĩ Lân |
NXB |
NXB Hội Nhà Văn |
Năm XB |
2018 |
Trọng lượng (gr) |
420 |
Kích Thước Bao Bì |
16 x 24 |
Số trang |
408 |
Hình thức |
Bìa Mềm |
Sản phẩm bán chạy nhất |
Top 100 sản phẩm Tiểu thuyết bán chạy của tháng |
Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,... |
Mật Đạo
Đây là câu chuyện về một người đàn ông, từ năm 1943, lúc vừa tròn ba mươi tuổi, đã trở về vùng núi rừng Quảng Trị (nơi cũng là quê nội của mình) để đầu tư khai phá một loạt các đồn điền, trang trại. Ông cũng chọn một mảnh đất hình thành bởi đồi Trầm, đồi Mây và đồi Gió (tục gọi là Ba Đồi) để xây căn nhà yêu quý của mình.
Cuộc đời của ông - hay cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời - nằm giữa những biến thiên của lịch sử đã hằn dấu lên vùng đất này. Nó khởi phát từ những truyền thuyết thuở vua Hàm Nghi dời đô ra Quảng Trị ban chiếu Cần Vương chống Pháp (1885), tiếp đến ngày chia đôi đất nước (1954) và kết thúc ở mười ngày sau cùng trước Tết Mậu Thân 1968, khi chiến dịch quân sự lịch sử Đường 9 -Khe Sanh khai pháo, chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân diễn ra vào nửa đêm ngày 29 rạng sáng 30/1/1968 (tức giao thừa Tết Mậu Thân).
Tất cả nhân vật, tên tuổi, câu chuyện, địa danh Ba Đồi đều là hư cấu, nhưng mạch chuyện thì bám theo diễn biến thật của lịch sử, cũng như địa danh, địa lý thật của vùng đất huyền thoại này.
* * * * *
Ông Lam gặp ông già núi vào cuối mùa đông 1926 khi cùng cha rảo bước trên đồi Trầm... Đó là một hình hài bạc trắng từ tóc, râu đến cả lông mày trên nền của một nước da màu đồng thau: nó đỏ sắc lại. Mọi cái đều vô hồn kể cả đôi mắt. Duy chỉ có cái dáng ngồi trên một phiến đá tháp, nghiêng người chống tay lên phiến đá cao, tựa cằm bất động như một pho tượng là vô vùng uy nghi. Cái pho tượng ấy như một bóng ma giữa ban ngày, câm nín nhìn về hướng núi chẳng quan tâm đến điều gì chung quanh...
...Đến đứng cạnh ông già, cùng nhìn về hướng núi xa xăm và thung lũng sông Cam Lộ đang ầm ầm chảy bên dưới, cha ông lẩm bẩm: “Phải giữ cửa rừng, giữ cửa đi vào núi mẹ. Phải luôn đốt khói buổi chiều để người biết đường mà ra. Phải mãi là cột khói hiệu như Đức Ngài đã ban!”. Ông Lam đứng như trời trồng giữa cái không khí có phần ma quái này. Đám khói lam cha ông vừa đốt lúc nãy bốc cao thẳng tắp vì gió rất nhẹ, cha ông thì như nhập đồng nói lẩm bẩm những điều hư thực với trống không, trong khi bức tượng người bên cạnh thì càng lúc càng như hóa đá, nó cứng lại, đông cứng lại, co rút lại trước từng lời đều đều từ miệng của cha ông. Tất cả như một nghi thức thần bí choáng hết cơ thể, ông Lam như bị nghẹn lại, cứng đờ ra, nhưng trí tuệ, cảm giác thì trong sáng lạ thường.