Trong thời đại của chúng ta, cỗ máy có ảnh hưởng to lớn nhất đối với con người chính là chiếc máy tính.
Vào khoảng dịp Tết Nguyên đán năm 2017, một chương trình máy tính tên gọi là AlphaGo đã đánh bại cao thủ cờ vây thế giới. Sau gần 5 tiếng giằng co căng thẳng, ván đầu tiên trong trận so tài giữa trí tuệ nhân tạo AlphaGo của Google DeepMind và kỳ thủ cờ vây số 1 thế giới Ke Jie (người Trung Quốc) đã chấm dứt. Trong khi trọng tài tuyên bố chiến thắng thuộc về AlphaGo, thì kỳ thủ Ke Jie chỉ biết lắc đầu đầy thất vọng. Trước đó, dù AlphaGo đã hạ gục kỳ thủ cờ vây lừng danh Hàn Quốc Lee Sedol, Ke Jie vẫn rất tự tin rằng mình hoàn toàn đủ khả năng đánh bại trí tuệ nhân tạo của Googe DeepMind. Tuy nhiên sau trận đấu trực tuyến với Master (biệt danh của AlphaGo trên trang đánh cờ vây online ở Trung Quốc), thì thái độ của Ke Jie đã biến chuyển rõ rệt. AlphaGo không có những tế bào thần kinh giống như của con người, nhưng nó lại dám thách thức một trò chơi phức tạp nhất của con người - trò chơi cờ vây. Điều này cho thấy máy tính cũng biết “suy nghĩ” giống như con người.
Các nhà khoa học nói cho chúng ta biết rằng, vật chất ban đầu nhất bên trong chiếc máy tính “biết suy nghĩ” chỉ là một chất được tách ra từ những hạt cát - tinh thể silic.
Loại tinh thể này thông qua hai con số là 1 và 0 để “suy nghĩ” và “giải quyết” vấn đề. Điều này vốn không có gì là mới lạ cả, bởi vì tôi tin chắc rằng bạn đã tìm hiểu và biết được vật liệu gì tạo nên bộ vi xử lý trung tâm CPU của máy tính. Song những vật chất này được phối hợp với nhau như thế nào? Và được phù phép như thế nào, để có thể hiểu được mệnh lệnh và ý muốn của bạn, đồng thời có thể giao lưu với bạn?
Quyển sách THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0 sẽ đưa bạn du lịch một vòng trong thế giới máy tính, bắt đầu từ kiến trúc Von Neumann, từ “vỏ” đến “lõi”, từng bước một, cho đến khi bạn đến được “tế bào não” của máy tính. Thông qua quyển sách này, hy vọng bạn đọc có thể trải nghiệm được sự kỳ diệu được ẩn chứa bên trong chiếc hộp sắt vẻ ngoài dường như vô tri vô giác.