Kanbe – nhân vật chính trong cuốn sách, vào những năm cuối tuổi 20 của cuộc đời, một ngày cô chợt nhận ra, trong khi các bạn cùng trang lứa với cô đã và đang gặt hái nhiều thành quả thì bản thân cô đang dần chững lại trong sự nghiệp. Sau một thời gian suy nghĩ, cô quyết định từ bỏ công việc hiện tại, đi học thêm bằng MBA và đầu quân cho một công ty. Một chương mới tươi sáng hơn được mở ra, và tất cả bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức và tư duy của cô gái trẻ.
- Một số trích dẫn hay trong cuốn “Tư duy Logic”:
1. Điều quan trọng nhất là điểm không mạnh của bạn ở thời điểm hiện tại lại trở thành điều cần thiết sau này.
2. “Người Nhật thường có câu: “Lúc nào anh lại đến chơi nhé!” và thường im lặng khi bị hỏi lại: “Vậy lúc nào thì được?”.
Tôi thường hay bị các bạn người nước ngoài nói như vậy đấy.
Chính những “phép xã giao” như vậy đôi khi cũng khiến chúng ta bị “đơ” ngay tại chỗ. Thế này cũng khá giống với “Big word” nhỉ!
3. Tại sao giả thuyết cần thiết.
Ví dụ tất cả cùng đi săn, mỗi người chỉ có 2 viên đạn. Khi muốn giết một con thú nào đó, bạn có sử dụng đạn bừa bãi không? Hay là phỏng đoán dựa vào âm thanh và hình dáng xem nơi nào có khả năng con thú cần săn đang ở để nhắm bắn? Tất nhiên chúng ta sẽ chọn cách thứ hai đúng không? Bắn mà không xác định được mục tiêu thì chỉ lãng phí đạn mà thôi.
Trong giới kinh doanh, giả thuyết cần thiết vì không thể tùy hứng bắt đầu một lĩnh vực mới mà phó mặc sự thành công cho vận may được. Vậy, lợi ích của việc sử dụng giả thuyết trong kinh doanh là gì?