Tranh dân gian Việt Nam Tái bản (Bìa cứng) (miễn phí VC)
Tác giả: Sưu tầm và nghiên cứu: Maurice Durand - Biên soạn: Philippe Papin, Marcus Durand - Dịch và giới thiệu: Nguyễn Thị Hiệp, Olivier Tessier
Khổ sách: 21x28 cm
Số trang: 452 trang
Trọng lượng: 2500 g
Năm xuất bản: 2020
Tranh dân gian Việt Nam Tái bản (Bìa cứng)
Tái bản có chỉnh sửa, hiệu đính, bổ sung
Sách đoạt giải B - Giải thưởng sách Quốc gia năm 2019
Sưu tầm và nghiên cứu: Maurice Durand
Biên soạn: Marcus Durand (Société Asiatique), Philippe Papin (EPHE, PSL)
Dịch và giới thiệu: Nguyễn Thị Hiệp (CASE, CNRS), Olivier Tessier (EFEO, PSL)
Tranh dân gian Việt Nam được xuất bản nhờ sự hợp tác hiệu quả của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO)
Tranh dân gian Việt Nam được làm và bán lẻ vào mỗi dịp Tết, các dịp lễ trọng đại hoặc dành cho nghi thức tôn giáo hay đơn giản chỉ là thú tiêu khiển trong gia đình. Là loại tranh thủ công, tranh dân gian vừa phụ thuộc vào các mẫu tranh thịnh hành nhưng đồng thời cũng để lại dấu ấn sâu sắc do tính độc đáo của những nghệ nhân sáng tạo ra chúng. Maurice Durand đã sưu tầm và giới thiệu bộ tranh dân gian với nhiều kiểu tranh đa dạng và các chủ đề về cuộc sống thường nhật, tín ngưỡng, văn học và lịch sử.
“Công trình Tranh dân gian Việt Nam được in màu, chỉnh sửa, bổ sung và tái bản lần này có nguyện vọng cung cấp cho độc giả một cuốn sách hấp dẫn, tiện dụng trong việc tra cứu với khuôn khổ hoành tráng và được bố cục lại theo trình tự hợp lý. Công trình này đã được biên soạn nghiêm túc, tái bản trọn vẹn, hoàn toàn xứng đáng với tầm cỡ của tác phẩm là giá trị độc đáo của tranh vẽ và tính chất uyên bác trong các phân tích, bình chú của Maurice Durand. Đó cũng chính là dụng ý và sự lựa chọn của chúng tôi thể hiện qua việc biên soạn và tái bản công trình này”.
Marcus Durand - GS. Philippe Papin (Viện Khảo cứu Cao cấp Pháp)
Vài nét về Maurice Durand (1914-1966)
Sinh năm 1914 ở Hà Nội, Maurice Durand là con trai của một nhà Hán học người Pháp và mẹ ông là người Việt quê gốc ở Kiến An. Ông là một trong những nhà nghiên cứu song ngữ hiếm hoi của Viện Viễn Đông Bác cổ sở hữu hai nguồn văn hóa Pháp, Việt và có mối liên hệ mật thiết với chữ Hán.
Maurice Durand vừa là nhà sử học, ngữ văn học, nhà phê bình văn học và nhà phân tích mỹ thuật. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ như Điện thần và phương thức hầu đồng ở Việt Nam, Nhập môn văn học Việt Nam, Tri thức về Việt Nam, Lịch sử thời Tây Sơn, Truyện Nôm Việt Nam... và nhiều công trình dịch, hàng trăm bài viết và một số lượng bản thảo đồ sộ chưa từng được xuất bản.
Để tri ân Maurice Durand, chúng tôi đã gìn giữ những hình ảnh dân gian mỏng manh ngày xưa thường được bán lẻ ở cửa hàng hoặc bán dạo trên phố vào các dịp Lễ, Tết. Tranh dân gian hiếm khi được làm ra với mục đích sử dụng lâu dài nên hiện giờ chúng chỉ còn được lưu lại trong bộ sưu tập độc nhất vô nhị này. Đây là một bộ tranh ấn tượng nhờ sự phong phú và đa dạng về chủ đề, màu sắc và dữ liệu. Tuy nhiên, nhà sử học lớn về Việt Nam, Maurice Durand, không chỉ hài lòng với việc sưu tập chúng mà còn dịch sang Pháp ngữ và nghiên cứu một cách tỉ mỉ công phu. Trong công trình này, tác giả chỉ ra bí quyết để hiểu và giải các mật ngữ ẩn chứa trong tranh dân gian truyền thống vốn chỉ dành cho tầng lớp bình dân nhưng chúng cũng được nuôi dưỡng, gợi hứng không ít từ nguồn tri thức bác học.
Ấn bản Việt ngữ này ngoài lợi ích khoa học còn là lời tri ân dành cho tác giả Maurice Durand, nhà ngữ văn, nhà bác học, người đã công bố nhiều công trình tầm cỡ và là người bạn chí thiết của dân tộc và văn hóa Việt Nam.
“Công trình Tranh dân gian Việt Nam được in màu, chỉnh sửa, bổ sung và tái bản lần này có nguyện vọng cung cấp cho độc giả một cuốn sách hấp dẫn, tiện dụng trong việc tra cứu với khuôn khổ hoành tráng và được bố cục lại theo trình tự hợp lý. Công trình này đã được biên soạn nghiêm túc, tái bản trọn vẹn, hoàn toàn xứng đáng với tầm cỡ của tác phẩm là giá trị độc đáo của tranh vẽ và tính chất uyên bác trong các phân tích, bình chú của Maurice Durand. Đó cũng chính là dụng ý và sự lựa chọn của chúng tôi thể hiện qua việc biên soạn và tái bản công trình này”.
Marcus Durand - GS. Philippe Papin (Viện Khảo cứu Cao cấp Pháp)
Vài nét về Maurice Durand (1914-1966)
Sinh năm 1914 ở Hà Nội, Maurice Durand là con trai của một nhà Hán học người Pháp và mẹ ông là người Việt quê gốc ở Kiến An. Ông là một trong những nhà nghiên cứu song ngữ hiếm hoi của Viện Viễn Đông Bác cổ sở hữu hai nguồn văn hóa Pháp, Việt và có mối liên hệ mật thiết với chữ Hán.
Maurice Durand vừa là nhà sử học, ngữ văn học, nhà phê bình văn học và nhà phân tích mỹ thuật. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ như Điện thần và phương thức hầu đồng ở Việt Nam, Nhập môn văn học Việt Nam, Tri thức về Việt Nam, Lịch sử thời Tây Sơn, Truyện Nôm Việt Nam... và nhiều công trình dịch, hàng trăm bài viết và một số lượng bản thảo đồ sộ chưa từng được xuất bản.
Để tri ân Maurice Durand, chúng tôi đã gìn giữ những hình ảnh dân gian mỏng manh ngày xưa thường được bán lẻ ở cửa hàng hoặc bán dạo trên phố vào các dịp Lễ, Tết. Tranh dân gian hiếm khi được làm ra với mục đích sử dụng lâu dài nên hiện giờ chúng chỉ còn được lưu lại trong bộ sưu tập độc nhất vô nhị này. Đây là một bộ tranh ấn tượng nhờ sự phong phú và đa dạng về chủ đề, màu sắc và dữ liệu. Tuy nhiên, nhà sử học lớn về Việt Nam, Maurice Durand, không chỉ hài lòng với việc sưu tập chúng mà còn dịch sang Pháp ngữ và nghiên cứu một cách tỉ mỉ công phu. Trong công trình này, tác giả chỉ ra bí quyết để hiểu và giải các mật ngữ ẩn chứa trong tranh dân gian truyền thống vốn chỉ dành cho tầng lớp bình dân nhưng chúng cũng được nuôi dưỡng, gợi hứng không ít từ nguồn tri thức bác học.
Ấn bản Việt ngữ này ngoài lợi ích khoa học còn là lời tri ân dành cho tác giả Maurice Durand, nhà ngữ văn, nhà bác học, người đã công bố nhiều công trình tầm cỡ và là người bạn chí thiết của dân tộc và văn hóa Việt Nam.
LỜI GIỚI THIỆU
Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã nung nấu ý định ấn hành bản Việt ngữ công trình Tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand do Viện Viễn Đông Bác Cổ xuất bản lần đầu tiên vào năm 1960. Bộ sưu tập này bao gồm hơn 400 tác phẩm hội họa dân gian kèm theo nghiên cứu, phân tích, bình chú uyên bác, tỉ mỉ và toàn diện của tác giả. Đây là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm trên các phố phường Hà Nội và các vùng lân cận thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Cuốn sách đặc biệt thú vị khi văn hóa dân gian Việt Nam được nhìn qua lăng kính của một học giả ngoại quốc tài năng vốn là thành viên của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp vào những năm giữa thế kỷ XX. Những quan sát, cảm nhận và bình giải của tác giả vào thời kỳ mà văn hóa truyền thống vẫn còn đậm nét ở Bắc Bộ đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Lí do thứ nhất của việc ấn hành cuốn sách này là để độc giả Việt Nam có cơ hội tiếp cận toàn bộ công trình độc nhất vốn không đơn thuần chỉ là một bộ sưu tập tranh này. Nói là độc nhất vì công trình giới thiệu một bộ phận lớn của bộ sưu tập hơn 400 bức tranh dân gian được Maurice Durand sưu tầm từ năm 1940 ở Hà Nội với sự hỗ trợ của các học giả như Trần Văn Giáp, Trần Huy Bá, Louis Bezacier và Paul Lévy. Theo như chúng tôi được biết, đây là bộ sưu tập quan trọng nhất còn được lưu giữ tính đến thời điểm này. Tính độc nhất của nó còn được thể hiện ở sự đa dạng của các chủ đề được khai thác : những công việc nhỏ xung quanh cuộc sống hàng ngày, lời cầu chúc, bùa phù hộ, việc thực hành tôn giáo, tín ngưỡng, tranh minh họa những tấm gương hiếu thảo, những câu ngạn ngữ, tục ngữ, tranh minh họa lịch sử, văn học, bốn mùa, phong cảnh, hoa trái và muông thú. Cuối cùng, tính độc nhất của công trình còn là ở chỗ Maurice Durand là học giả đầu tiên bàn về về lĩnh vực nghệ thuật dân gian này thông qua việc kết hợp sự miêu tả tỉ mỉ về quá trình làm tranh, các loại hình tranh, phân tích các chủ đề và đặt chúng trong bối cảnh văn hóa và lịch sử, từ thiêng liêng đến phàm tục.
Lí do thứ hai, đây là nguyện vọng chung của các chuyên gia Việt Nam học như Gs. Philippe Papin và PGS. Pascal Bourdeaux, giảng viên thuộc Viện Cao Học Khảo Cứu (Pháp) cùng với PGS. Olivier Tessier, phụ trách trung tâm của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở TP. Hồ Chí Minh, đó là phát triển một loạt ấn phẩm về tranh ảnh hội họa bản địa như là bằng chứng sống động về cuộc sống thường nhật của người Việt Nam xưa và thế giới quan văn hóa của các tầng lớp trong xã hội, từ thường dân bé nhỏ đến tầng lớp trí thức, đại diện tôn giáo và quan lại. Hiện nay có ba công trình quan trọng đã được xuất bản. Đầu tiên là cuốn Tranh dân gian Việt Nam được tái bản dưới dạng tranh màu (2011) với nhiều thay đổi về kết cấu tác phẩm do Giáo sư Philippe Papin và Marcus Durand (con trai tác giả) biên soạn và tổ chức lại bản thảo. Ấn bản mới này giới thiệu một bản in tranh màu đẹp mắt, đem lại hứng thú cho người đọc và tiện dụng trong việc tra cứu. Công việc tỉ mỉ với nhiều khó khăn vất vả đồng thời cũng đầy cảm hứng này sẽ được Giáo sư Philippe Papin và Marcus Durand trình bày trong lời tựa. Đây cũng là ấn bản mà chúng tôi sử dụng để dịch sang tiếng Việt. Tiếp đến là công trình nghiên cứu của Henri Oger về Kỹ thuật của người An Nam (1909) được in lại bằng ba thứ tiếng Anh, Việt, Pháp. Công trình này được dựng lại từ 4000 bức tranh và ký họa, thể hiện một sự đa dạng tuyệt vời về công nghiệp và thương mại được phát triển bởi người dân Hà Nội đầu thế kỷ XX. Tác phẩm phản ánh toàn diện đời sống xã hội, cả khía cạnh riêng tư lẫn cộng đồng. Cuối cùng là cuốn Lục Vân Tiên kèm tranh minh họa cũng được in bằng ba ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp) và được xuất bản lần đầu tiên kèm theo phân tích, bình chú. Bản tranh màu độc nhất minh họa truyện Lục Vân Tiên được phát hiện năm 2011 ở thư viện của Viện Pháp. Bản thảo bao gồm 139 tờ tranh trong đó lần lượt giới thiệu 663 hình nhỏ nhiều màu. Bộ tranh này được Lê Đức Trạch, một nho sĩ cung đình thực hiện ở Huế trong vòng từ năm 1895 đến 1897 do một sĩ quan thủy quân trẻ của Pháp đặt làm. Đây là tác phẩm cổ điển nổi tiếng duy nhất của Việt Nam được minh họa toàn bộ bằng tranh màu.Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay là bản tiếng Việt đầu tiên kể từ ngày ấn bản tiếng Pháp đầu tiên ra mắt độc giả.
Ngoài phần dẫn nhập, công trình gồm có 5 phần chính :
1. Cuộc sống thường nhật và nhịp độ thiên nhiên ;
2. Tôn giáo, tín ngưỡng ;
3. Tranh minh họa lịch sử ;
4. Văn học Việt Nam ;
5. Văn học Trung Quốc.
Phần dẫn nhập là một nghiên cứu chuyên sâu về quá trình làm tranh dân gian, về ý nghĩa, giá trị của từng loại tranh và về sự kết hợp các biểu tượng hội họa trong tranh dân gian. Chính vì tính uyên bác và đa dạng của văn bản mà chúng tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình dịch thuật – công trình liên quan đến bốn ngôn ngữ : Pháp, Việt, Hán và Nôm. Nội dung công trình bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động nông nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử và văn học. Về cơ bản, chúng tôi giữ nguyên hình thức, bố cục tranh vẽ và nội dung văn bản. Tuy nhiên, trong quá trình dịch, chúng tôi có chỉnh lại một số chi tiết nhầm lẫn hoặc chữ viết chưa chính xác. Chúng tôi quyết định giữ nguyên các chữ Hán, Nôm mà tác giả sử dụng đồng thời để vào dấu móc […] những chữ mà chúng tôi cho là chính xác hơn. Về các văn bản chữ Hán, chúng tôi chọn dịch trực tiếp từ nguyên bản, dĩ nhiên có tham khảo bản tiếng Pháp. Xin nói thêm rằng một số nhầm lẫn đôi khi thuộc về dị bản mà tác giả lựa chọn hoặc do nghệ nhân dân gian viết nhầm chữ trên tranh. Về phần truyện Nôm, một số truyện, chẳng hạn như Truyện Thạch Sanh, đã có phiên âm quốc ngữ nên chúng tôi không dịch lại từ bản tiếng Pháp mà chỉ chỉnh sửa một số từ ngữ cho phù hợp và dễ hiểu. Nghĩa là một số từ có thể không sai về nguyên tắc chính tả vào thời xưa nhưng hiện nay thì không thể dùng bởi vì sẽ khiến độc giả hiểu sai hoặc đơn giản là không thể hiểu. Việc chuyển đổi này giúp cho độc giả hiểu văn bản dễ hơn trong khi vẫn giữ được tính hợp vần. Phần văn bản truyện Nôm có nhiều câu chữ cần được xem xét lại cả về nguyên văn lẫn bản phiên âm Quốc ngữ nhưng chúng tôi quyết định giữ nguyên vì mục đích của công trình này không phải là khảo sát văn bản. Mặt khác, những bản phiên âm này đa số được thực hiện và đầu thế kỷ XX, khi chữ Quốc ngữ đang ở giai đoạn hình thành và phát triển mà chưa thực sự hoàn thiện.
Để tạo thuận lợi cho độc giả, đặc biệt là bộ phận độc giả không thông thạo chữ Hán và chữ Nôm, chúng tôi phiên âm Hán Việt một số văn bản Hán, thêm một số chú thích nhằm giúp soi tỏ ý nghĩa văn bản ; chẳng hạn như phần dẫn nhập, liên quan đến vấn đề chơi chữ trong chữ Hán. Những hiện tượng, sự vật được cho là đồng âm trong chữ Hán lại hoàn toàn khác khi phiên âm sang Quốc ngữ.
Ngược lại, chúng tôi bỏ qua một số chú thích trong bản tiếng Pháp vì chúng không cần thiết đối với người Việt. Như đã nói ở trên, đây là một công trình đa ngôn ngữ trên phương diện hình thức (Pháp, Việt, Hán, Nôm) và đa ngành trên bình diện nội dung (hội họa, dân tộc học, lịch sử và văn học). Tác phẩm này một sự kết hợp tuyệt vời giữa văn hóa bác học và truyền thống dân gian nhưng đối với công việc dịch thuật lại không hề đơn giản mà cần đến sự đóng góp công sức của cả một tập thể. Đội ngũ dịch thuật, biên tập và xuất bản đã rất cố gắng để cung cấp cho độc giả bản Việt ngữ tốt nhất có thể. Chúng tôi hy vọng rằng độc giả - không chỉ các nhà nghiên cứu mà cả công chúng rộng rãi, đặc biệt là lớp trẻ - sẽ tìm thấy ở cuốn sách này những tư liệu giá trị, những kiến thức đáng tin cậy về nền hội họa dân gian cổ truyền Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Chúng tôi cũng muốn chia sẻ nguyện vọng ấn hành toàn bộ các công trình của Maurice Durand bằng tiếng Việt dưới sự hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm của con trai tác giả là Marcus Durand. Chúng tôi hi vọng sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả Việt Nam những nghiên cứu còn lại của Maurice Durand bao gồm : Tri thức về Việt Nam, Phương thức và điện thần đạo Mẫu, Lịch sử thời Tây Sơn. Những công trình này sẽ tiếp nối cuốn sách Thế giới truyện Nôm trong văn học Việt Nam do Viện Viễn Đông Bác Cổ ấn hành ở Hà Nội vào năm 1997.
Với cá nhân chúng tôi, công trình dịch thuật này là một cơ hội quý báu để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến Maurice Durand và các chuyên gia Pháp nói chung, những người đã, đang và sẽ chuyên tâm sưu tầm, nghiên cứu, lưu giữ văn hóa Việt Nam.
Nguyễn Thị Hiệp