Đây là một cuốn sách gồm có 16 bài kinh rất nguyên chất, rất cổ xưa về văn và về nghĩa, được Bụt nói vào những năm đầu khi Ngài mới đào tạo. Những kinh này được dịch từ kinh Nghĩa Túc, phẩm thứ tư của Kinh Tập (Sutta – Nipàta). Kinh Nghĩa Túc hiện có trong tạng kinh Pali và cũng có trong tạng Hán. Bản dịch từ tiếng Phạn sang chữ Hán là công trình của một vị Phật tử cư sĩ tên là Chí Khiêm, thực hiện trong nửa đầu thế kỷ thứ ba. Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch ra tiếng Việt và giảng giải.
Đọc kinh Nghĩa Túc, chúng ta dễ dàng tiếp xúc được với nếp sống tỉnh thức: giản dị mà thảnh thơi của Bụt và tăng đoàn nguyên thuỷ thời Ngài và chư vị thánh tăng còn chưa thành lập các tu viện. Giáo lý của kinh Nghĩa Túc đủ để cho ta thực tập cả đời. Và ta có thể tiếp tục đọc thiên kinh vạn quyển khác mà vẫn thấy tất cả đều là những dòng sông bắt nguồn từ con suối Nghĩa Túc.
Thích Nhất Hạnh
Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.
Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.
Một số tác phẩm của ông:
- Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng
- Nẻo về của ý
- Am mây ngủ
- Văn Lang dị sử
- Đường xưa mây trắng
- Truyện Kiều văn xuôi
- Thả một bè lau
- Bông hồng cài áo
- Đạo Phật ngày nay
- Nói với tuổi hai mươi
- Trái tim của Bụt
- ...