close

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ra sách 'Để làm gì’


Tạp bút Để làm gì dày hơn 400 trang gồm các bài viết về kỷ niệm với bạn văn, bạn thơ cùng các câu chuyện tản mạn trong cuộc sống của Đỗ Hồng Ngọc.

Trong buổi giao lưu ngày 5/7 tại NXB Tổng hợp TP HCM, tác giả cho biết viết sách để lan tỏa an lạc - bình an trong tâm hồn. Theo ông: "An lạc phải cả thân và tâm. Thân tâm nhất như, tâm có an thì thân mới lạc. Tâm có lạc thì thân mới an. Tìm đến an lạc là tìm đến sự kết nối của thể chất khỏe mạnh và tâm hồn thư thái". Trong sách có chuyện quen thuộc như Một hôm gặp lại - cảm thức của tác giả về truyện Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry) với hình con voi trong chiếc mũ hay Tôi học Phật kể ông "có chút duyên với Phật, nhưng đến với Phật rất trễ".

Tên sách Để làm gì xuất phát từ câu nói của nhà văn Pháp - André Maurois: "Khi nào trong đầu mình nảy ra cái ý 'Để làm gì', lúc đó mình đã già thiệt rồi". Từ cái ý về "nghệ thuật già" này, Đỗ Hồng Ngọc thú nhận lâu nay ông biết mình già, nhưng vẫn đang nghĩ là "già giả". Cái già đối với ông là cái mặt nạ, còn bên trong vẫn là một đứa trẻ hừng hực lửa yêu thương. Tác giả còn lấy cảm hứng từ bài hát Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi".

Ông có giọng văn không lẫn đi đâu được: lững thững, tinh nghịch, dí dỏm. Theo nhà nghiên cứu văn học - nhà thơ Nhật Chiêu, sách mang lại niềm vui mới đúng là sách. Nhật Chiêu cho biết ông "cười quá trời quá đất" khi đọc các câu chuyện hài hước, gấp sách lại, ông thấy như "đứa trẻ rong chơi ngày nào đã trở lại hồn ta". Khi chạm tuổi "gió heo may đã về", bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chế tác các viên thuốc tinh thần bằng các câu chuyện hóm hỉnh. Người đọc lân la, đọc đi đọc lại vì cảm thấy thoải mái, dễ chịu với giọng văn không giáo điều.

Theo tác giả Nguyên Cẩn: "Đỗ Hồng Ngọc viết văn nhẹ nhàng, tưởng không là gì nhưng càng đọc, càng sâu sắc". Bác sĩ viết văn từ cảm nhận, trải nghiệm cá nhân và lấy chất liệu từ cuộc sống. Do đó, độc giả có thể bắt gặp chính mình trong các câu chuyện và tìm thấy sự đồng cảm.

nhờ "tâm thân như nhất".

Tạp bút Để làm gì dày hơn 400 trang gồm các bài viết về kỷ niệm với bạn văn, bạn thơ cùng các câu chuyện tản mạn trong cuộc sống của Đỗ Hồng Ngọc.

Bác sĩ, nhà văn, nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc nói về ý nghĩa tựa đề "Để làm gì". Video: Quỳnh Quyên.

Trong buổi giao lưu ngày 5/7 tại NXB Tổng hợp TP HCM, tác giả cho biết viết sách để lan tỏa an lạc - bình an trong tâm hồn. Theo ông: "An lạc phải cả thân và tâm. Thân tâm nhất như, tâm có an thì thân mới lạc. Tâm có lạc thì thân mới an. Tìm đến an lạc là tìm đến sự kết nối của thể chất khỏe mạnh và tâm hồn thư thái". Trong sách có chuyện quen thuộc như Một hôm gặp lại - cảm thức của tác giả về truyện Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry) với hình con voi trong chiếc mũ hay Tôi học Phật kể ông "có chút duyên với Phật, nhưng đến với Phật rất trễ".

Tên sách Để làm gì xuất phát từ câu nói của nhà văn Pháp - André Maurois: "Khi nào trong đầu mình nảy ra cái ý 'Để làm gì', lúc đó mình đã già thiệt rồi". Từ cái ý về "nghệ thuật già" này, Đỗ Hồng Ngọc thú nhận lâu nay ông biết mình già, nhưng vẫn đang nghĩ là "già giả". Cái già đối với ông là cái mặt nạ, còn bên trong vẫn là một đứa trẻ hừng hực lửa yêu thương. Tác giả còn lấy cảm hứng từ bài hát Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi".

Ông có giọng văn không lẫn đi đâu được: lững thững, tinh nghịch, dí dỏm. Theo nhà nghiên cứu văn học - nhà thơ Nhật Chiêu, sách mang lại niềm vui mới đúng là sách. Nhật Chiêu cho biết ông "cười quá trời quá đất" khi đọc các câu chuyện hài hước, gấp sách lại, ông thấy như "đứa trẻ rong chơi ngày nào đã trở lại hồn ta". Khi chạm tuổi "gió heo may đã về", bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chế tác các viên thuốc tinh thần bằng các câu chuyện hóm hỉnh. Người đọc lân la, đọc đi đọc lại vì cảm thấy thoải mái, dễ chịu với giọng văn không giáo điều.

Để làm gì được NXB Tổng hợp TP HCM phát hành. Ảnh: NXB Tổng hợp.

"Để làm gì" được NXB Tổng hợp TP HCM phát hành. Ảnh: NXB Tổng hợp.

Theo tác giả Nguyên Cẩn: "Đỗ Hồng Ngọc viết văn nhẹ nhàng, tưởng không là gì nhưng càng đọc, càng sâu sắc". Bác sĩ viết văn từ cảm nhận, trải nghiệm cá nhân và lấy chất liệu từ cuộc sống. Do đó, độc giả có thể bắt gặp chính mình trong các câu chuyện và tìm thấy sự đồng cảm.

Nhà văn Đỗ Hồng Ngọc trong buổi giao lưu sách Để làm gì. Ảnh: Quỳnh Quyên.

Tác giả Đỗ Hồng Ngọc (phải) trong buổi giao lưu sách "Để làm gì". Ảnh: Quỳnh Quyên.

Đỗ Hồng Ngọc (bút hiệu Đỗ Nghê), sinh năm 1940. Trước khi làm bác sĩ chuyên khoa nhi, Đỗ Hồng Ngọc đã là thi sĩ với các bài thơ cộng tác trên báo. Các tác phẩm của ông khai thác đa dạng đề tài. Tập thơ tiêu biểu: Tình Người (1967), Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác (2010). Tạp văn, tạp bút như Gió heo may đã về (1997), Về thu xếp lại (2019). Ông viết về y học phổ cập trong Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò (1972)...

 

CÁC TIN KHÁC


Đang thêm vào giỏ hàng...