close

Talkshow "Người làm sách kể chuyện" tại Đại học FPT 13-4-2023


Chương trình đầu tiên trong tuần lễ Kỷ niệm Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại ĐH FPT TPHCM mang tên "NGƯỜI LÀM SÁCH KỂ CHUYỆN" cùng các diễn giả trẻ Hồ Huy Sơn - Trần Đình Ba - Đoàn Quang Linh Vũ - Hồ Yên Thục.

 

Một chương trình thiết thực và ý nghĩa để cùng lắng nghe những câu chuyện nghề xuất bản, con đường đến với sáng tác của tác giả trẻ, giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về đọc và viết trong thời đại 4.0.

 

 

 

Sách không chỉ là một xấp giấy mang theo những con chữ để truyền tải đến người đọc, mà trước đó, nó còn cả một cuộc đời từ lúc được thai nghén ý tưởng cho đến khi đặt trên kệ sách.

Câu chuyện nghề xuất bản sách qua lăng kính các tác giả, biên tập viên đã được chia sẻ đến độc giả trong một chương trình do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM phối hợp với với Đại học FPT tổ chức tuần qua. 

 

Hiểu được rằng mỗi cuốn sách cầm trên tay là kết quả của nhiều công đoạn kiểm định, góp ý, “làm đẹp”... độc giả không những thêm quý trọng công sức của những người làm sách, mà qua đó còn có thêm cảm hứng, kinh nghiệm trong việc lựa chọn, đánh giá, tiếp thu kiến thức từ sách.

 

 

Trong khi một số độc giả bày tỏ làn sóng công nghệ và thói quen tiêu dùng mới sẽ “giết chết” sách giấy, thì những người làm sách lại tỏ ra khá cởi mở trước nhu cầu chuyển đổi này bởi dù dưới hình thức nào, họ đều vui khi tác phẩm tâm huyết của mình đến được với độc giả.

“Hiện tại chuyện sách giấy hay ebook không quan trọng, quan trọng là mình có đọc và tùy theo nhu cầu, sở thích để tìm đến loại hình phù hợp. Quan trọng là mình thu được điều gì từ cuốn sách mình đọc. Đó là một nguồn động viên rất lớn đối với tác giả và những người làm sách”, nhà văn - nhà báo Hồ Huy Sơn chia sẻ.

Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, tác giả - biên tập viên Trần Đình Ba cho biết niềm vui của những người làm xuất bản không gì hơn là được thấy nhiều sự kiện về sách được tổ chức. Trong đó, quan trọng hơn hết là những chương trình, sự kiện lan tỏa, tôn vinh văn hóa đọc.

“Vì xét cho cùng, sách làm ra nhiều bao nhiêu, hay bao nhiêu thì đích đến cần nhất, vẫn là được độc giả đón nhận, tìm đọc”, anh nói.

 

 

 

 

 

 

 

CÁC TIN KHÁC


Đang thêm vào giỏ hàng...