close

Ra mắt sách kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng


Trong phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc những năm đầu thế kỷ XX cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), Chủ tịch Tôn Đức Thắng có những đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân Sài Gòn.

Tổ chức Công hội bí mật cùng những hoạt động tích cực của người đứng đầu tổ chức là Tôn Đức Thắng đã là mảnh đất vô cùng thuận lợi cho hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản ở Sài Gòn những năm đầu tiên…

Ra mat sach ky niem 130 nam ngay sinh Chu tich Ton Duc Thang hinh anh 1
Cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng.

Có thể nói Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân là hai yếu tố không thể tách rời. Sách viết: “Nếu Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng sáng lập là một sáng tạo lịch sử trong phong trào công nhân thì ngược lại, chính phong trào công nhân là cơ sở, là nền tảng để tạo nên tầm vóc một lãnh tụ Tôn Đức Thắng, vừa là kiến trúc sư lỗi lạc vừa là niềm tự hào của phong trào công nhân Sài Gòn nói riêng và giai cấp công nhân cả nước nói chung”.

Tới nay mặc dù đã có rất nhiều tài liệu, tác phẩm về Tôn Đức Thắng được công bố nhưng hầu hết vẫn “chưa đi sâu nghiên cứu những sự kiện, những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Đức Thắng, đặc biệt là mối quan hệ của Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân Sài Gòn”.

Từ trăn trở đó, tác giả Phạm Dương Mỹ Thu Huyền đã dày công nghiên cứu, biên soạn và công bố công trình Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân Sài Gòn đầu thế kỷ XX đến năm 1930. Sách do NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phát hành nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2018). 

Ra mat sach ky niem 130 nam ngay sinh Chu tich Ton Duc Thang hinh anh 2
Cuốn sách của Phạm Dương Mỹ Thu Huyền cung cấp thông tin về một giai đoạn hoạt động quan trọng của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Gần 200 trang sách với bố cục gồm ba chương, cuốn sách đã tái hiện một cách sinh động những sự kiện, những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời cách mạng của Tôn Đức Thắng.

Đặc biệt, đã làm nổi bật mối quan hệ giữa Tôn Đức Thắng - người lãnh đạo - với quần chúng công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng và phong trào công nhân Việt Nam nói chung; qua đó góp phần bổ sung vào kho tư liệu lịch sử về Bác Tôn những kiến thức mới mẻ, có tính chuyên sâu với những chi tiết đắt giá.

Cuối sách có một số hình ảnh tư liệu nhằm minh họa thêm cho những đóng góp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào phong trào công nhân Sài Gòn đầu thế kỷ XX.

Theo: Zing.vn

CÁC TIN KHÁC


Đang thêm vào giỏ hàng...