Chương trình giao lưu: “Tìm về diễn xướng dân gian ở Nam Bộ” với Diễn giả là Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng do Trường Đại học FPT.TPHCM phối hợp cùng NXB Tổng hợp TPHCM và Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cùng tổ chức.
Thời gian: 07h00 sáng Thứ 6 ngày 17/03/2023.
Địa điểm: THPT Nguyễn Thị Minh Khai, số 275 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TPHCM.
Diễn xướng dân gian hiểu đơn giản là các hình thức thể hiện các thể loại văn học dân gian - tức thành phần ngôn từ của văn hóa dân gian.
Diễn xướng dân gian ở Nam bộ bao gồm các loại hình diễn xướng trữ tình và tự sự như thể loại Hò, hát, nói vè, nói thơ và các loại hình diễn xướng tổng hợp, tức các loại hình diễn xướng bao gồm ca, nhạc, múa, trò diễn. Ở Nam Bộ, loại hình diễn xướng tổng hợp thường được gọi tắt là hát: Hát sắc bùa, chúc Tết, Hát bóng rỗi cúng miễu, Hát chầu cúng đình.
Nói chung, diễn xướng dân gian ở Nam Bộ là các hình thức diễn xướng trữ tình, các hình thức diễn xướng tự sự, các hình thức diễn xướng tổng hợp và thêm vào đó là các hình thức múa lốt: múa lân, sư, rồng, múa hẩu...
Các loại hình diễn xướng này được thể hiện trong các hình thái lao động (chèo ghe, cấy lúa, giã gạo...), trong môi trường sinh hoạt vui chơi, giao đãi tình cảm lẫn trong môi trường nghi lễ phong tục. Nói cách khác, chúng đảm nhận hầu hết mọi chức năng của cuộc sống cộng đồng trong thời kỳ xa xưa ở vùng đất phương Nam.
"Tìm về diễn xướng dân gian ở Nam Bộ", NNC Huỳnh Ngọc Trảng sẽ đưa chúng ta trở về không gian văn hóa dân gian xưa ở vùng đất này, nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa. Bên cạnh đó, nội dung chương trình được chọn lọc từ những tác phẩm do NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản như: “Tổng tập Văn học dân gian Nam Bộ (tập I - II - III)”; “Gia Định - Sài Gòn: Hò, hát, lý, vè và diễn xướng lễ hội” của NNC Huỳnh Ngọc Trảng cùng các cộng sự.
Link xem phim tư liệu: https://youtu.be/MM17doejPnI
Về chương trình “Tìm về diễn xướng dân gian ở Nam bộ” sẽ gồm 2 phần như sau: Các loại hình diễn xướng trữ tình và tự sự; Các loại hình diễn xướng tổng hợp.
Phần 1:
Các loại hình diễn xướng trữ tình và tự sự: Hò, hát, lý, tự sự, nói vè, nói thơ...
Phần 2: Các tiết mục biểu diễn tuồng tích, cải lương của cựu học sinh trường biểu diễn.
Phần 3:
Các hình thức diễn xướng tổng hợp: Hát sắc bùa chúc tết; Diễn xướng trong cúng miễu; Diễn xướng trong cúng đình; Múa lốt (lân - sư - rồng - hẩu)