close

Thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ với chế độ như thế nào?


Bộ sách “Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ” nghiên cứu một cách hệ thống về thực dân Pháp, cách tổ chức, cai trị, bóc lột ở Nam Kỳ trong gần 100 năm.

Những lớp người sinh ra sau năm 1954 không còn thấy cảnh thực dân Pháp gây ra với nhân dân ta, bởi chế độ thực dân đã nói lời cáo chung hơn nửa thế kỷ

Lớp người sinh sau không còn thấy cảnh thực dân Pháp bắt nhốt hàng trăm chiến sĩ yêu nước của ta, tra tấn dã man. Họ không còn thấy cảnh nhân dân nghèo khổ ở nông thôn, thành thị không đủ sức đóng sưu, đóng thuế, phải trốn chui trốn nhủi, không còn thấy cảnh các tá điền bị chủ đồn điền bóc lột tới tận xương tủy, phải bán vợ con…

Những gì mà lớp trẻ ngày nay nhìn thấy, từ những gì người Pháp để lại, có thể là những tòa dinh thự tráng lệ ở thành thị, những tuyến đường thẳng tắp, các công trình như bệnh viện, trường học, vườn hoa…

Vì chỉ thấy những điều đó, nên lớp người sinh sau có thể hiểu mơ hồ, hoặc không đúng bản chất của chế độ thực dân Pháp trong quá khứ.

Bởi vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, với những tư liệu tìm được, đã viết nên bộ sách Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954). Ở tuổi ngoài 90, ông thực hiện công trình với tâm huyết, mong muốn các nhà nghiên cứu trẻ sử dụng, thực hiện những công trình giá trị và sâu sắc hơn.

Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954) là bộ sách gồm 2 tập do NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

Đây là bộ sách đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Nam Kỳ trong gần 100 năm. Sách trình bày một số vấn đề về mối quan hệ Pháp - Việt từ thời Nguyễn Ánh đến trước năm 1858, trong đó có vai trò của các giáo sĩ Cơ đốc giáo.

Tác giả mô tả quá trình thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, phản ánh sự chống cự yếu ớt và đường lối của triều đình Huế.

Tập sách cũng phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp anh dũng của sĩ dân Nam Kỳ, trải qua nhiều giai đoạn như cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đến trước năm 1930, 1930-1945, 1945-1954.

Tác giả dùng một phần dung lượng của bộ sách đi sâu, trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thực dân ở Nam Kỳ, từ trung ương xuống địa phương. Trong đó, tác giả đưa ra những thông tin về cách thức tổ chức quản lý hành chính cấp thành phố, khu, thị xã, quận, tổng, làng…

Cách mà thực dân Pháp tổ chức ngành tư pháp, lực lượng quân sự, hay chính sách của chính quyền thực dân đối với châu Á cũng được đưa vào sách.

Sách cũng trình bày công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, chia làm các phần như: khai thác giao thông, vận tải, khai thác công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động tài chính, thương mại, giáo dục, văn hóa thể thao, hoạt động tôn giáo, bưu chính, y tế…


Giáo sư nhận xét: “Vượt trên sự hiểu biết thông thường, gần như có định kiến về thời kỳ thuộc địa bấy lâu nay, lần này bộ sách của Nguyễn Đình Tư, bằng những tư liệu, số liệu, sự kiện đầy tính thuyết phục, với cách thức trình bày dễ hiểu, những nhận định, đánh giá khách quan, trung thực đã góp phần khỏa lấp đi nhiều chỗ trống mà các bộ sử nước ta chưa thể khắc phục hết”.Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc Cơ đánh giá Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954) là một công trình nghiêm túc, có giá trị về nhiều mặt.

Theo GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ, thông qua cuốn sách, những vấn đề mang tính hai mặt của chế độ thực dân ở Nam Kỳ được thể hiện rõ nét. Từ đây có thể suy rộng ra về tình hình của nước Việt Nam trong khoảng thời gian trên dưới 80 năm bị người Pháp đô hộ.

Lâu nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đơn lẻ về chế độ thực dân của Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, bộ sách của Nguễn Đình Tư tập hợp khá đầy đủ, chi tiết, cung cấp khá nhiều thông tin có giá trị, độ tin cậy cao. 

Để thực hiện cuốn sách này, tác giả sử dụng nhiều nguồn thông tin, trong đó có nguồn tư liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Tác giả dày công sưu tầm các sắc lệnh, nghị định suốt gần 100 năm của chính quyền thực dân Pháp tại Nam kỳ. 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (sinh năm 1922) quê ở Thanh Chương, Nghệ An. Thời kháng chiến chống Pháp, ông là cộng tác viên của báo Độc Lập.

Sau đó, ông lần lượt trải qua các công việc tại Ty Điền địa Phú Yên, viết bài về Phú Yên cho tạp chí Bách khoa Phổ thôngNha Điền địa (Bộ Canh nông) đến ngày miền Nam được giải phóng.

Năm 1966, ông là Ủy viên Thường trực Hội đồng đặt và đổi tên đường Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là người đề xuất đặt cho TP HCM hai con đường Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo: Zingnews.vn

CÁC TIN KHÁC


Đang thêm vào giỏ hàng...