close

Nguyễn Tất Thành có tham gia 'nhóm Ngũ Long' ở Pháp không?


Sách Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thành nhằm cung cấp một trang tư liệu mới, hoặc bổ sung, hoặc hiệu đính những thông tin về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

Được sự đồng ý của NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - đơn vị giữ bản quyền cuốn sách, Zing.vn trích đăng một phần nội dung công trình trên.

Bài đăng thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả Nguyễn Thành.

Xuất xứ tên gọi “nhóm Ngũ Long”

Có lẽ tên gọi “nhóm Ngũ Long” ở Pháp gồm 5 người Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc), Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh được viết ra lần đầu trong cuốn 41 năm làm báo của Hồ Hữu Tường, nhà xuất bản Đông Nam Á, Sài Gòn 1972, sau đó được một số sách báo trích dẫn, nhắc lại một cách thích thú, nhằm cung cấp một sự kiện lịch sử quan trọng. Cuốn sách này được in lại ở Pháp năm 1984.

Hồ Hữu Tường viết ở trang 18: “Đến năm 1918, nhóm này (Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền), lại được Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn sang Pháp nhập bọn. Người ngoài cho đó là 5 con rồng, bởi người Việt xưng mình là “con Rồng”.

Nguyen Tat Thanh co tham gia 'nhom Ngu Long' o Phap khong? hinh anh 1

Cuốn Góp phần tìm hiểu  Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đưa ra vấn đề nhóm Ngũ Long.

Linh hồn của “nhóm Ngũ Long” này là cụ Phan Châu Trinh. Khi xuất hiện trước công chúng, và nhất là khi viết báo chống thực dân, thì ý kiến thường do cụ Tây Hồ xướng ra, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh thảo thành tiếng Pháp, giao cho Nguyễn Tất Thành đem giao cho nhà báo với một bút hiệu chung”.

[...]

Câu chuyện “nhóm Ngũ Long” được Nguyễn An Tịnh - con trai nhà cách mạng Nguyễn An Ninh biên soạn trong cuốn sách về cha mình Nguyễn An Ninh, NXB Trẻ, 1986.

Tác giả viết: "Nguyễn An Ninh sang Pháp năm 1917, ở nhà số 6 Vila de Gobelins, Nguyễn An Ninh có dịp tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền... hình thành 5 nhà trí thức yêu nước lớn mà Việt kiều yêu nước tại Pháp tặng cho danh hiệu biểu tượng của nhóm là Ngũ Long”.

Một đoạn dưới cùng trang, Nguyễn An Tịnh viết: “Theo báo cáo của mật thám Pháp, Ninh mang hộ chiếu số 741.4 Visa ngày 18/5/1920, đáp tàu Amiral Nielly khởi hành ngày 15/7/1920. Những nguồn tin khai báo rằng Ninh đáp tàu Amazona khởi hành ngày 27/8/1920”.

Cuốn Nguyễn An Ninh - Tôi chỉ làm cơn gió thổi... của Nguyễn Thị Minh, em ruột Nguyễn An Tịnh, NXB Trẻ, 2004, viết Nguyễn An Ninh đi Pháp năm 1918 (tra.42).

Như vậy, Nguyễn An Ninh đi Pháp theo Nguyễn An Tịnh là năm 1918, theo mật thám Pháp theo dõi là 1920. Điều này có quan hệ đến cái gọi là “nhóm Ngũ Long” sẽ bàn ở dưới.

Nguyen Tat Thanh co tham gia 'nhom Ngu Long' o Phap khong? hinh anh 2

Một  số người cho rằng có nhóm Ngũ Long luôn coi Phan Châu Trinh là linh hồn của nhóm.

Đặng Hữu Thụ là cử nhân luật năm 1952 ở Hà Nội, sau là tiến sĩ luật quốc tế ở Paris, trở thành cựu Phó chưởng lý tòa thượng thẩm ở Sài Gòn trước năm 1975, sau đó sang cư ngụ ở Pháp là người cùng làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với Nguyễn Thế Truyền, viết cuốn Thân thế và sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, tự xuất bản (không có nhà xuất bản) ở Melun năm 1993, [...], về những dòng có quan hệ đến “nhóm Ngũ Long”, Đặng Hữu Thụ viết:

"Nguyễn Thế Truyền tìm đến Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường cuối năm 1921 ở số 6, Villa des Gobelins, ảnh hưởng tư tưởng ái quốc, tư tưởng cách mạng của hai cụ từ giữa năm 1922 (tr.27). Tác giả trích dẫn cuốn hồi ký 41 năm làm báo của Hồ Hữu Tường về “nhóm Ngũ Long” và những cuộc tiếp xúc của Nguyễn Thế Truyền trong những năm 1922-1923 với những người trong nhóm".

Hoàng Tùng có bài nói chuyện Cuộc cách mạng của chúng ta được ghi lại, in ra, ở trang 5 có đoạn viết: Nguyễn Tất Thành bị đuổi học. Sau 9 năm lại bắt tay vào hoạt động cách mạng chính thức. Bắt đầu tham gia nhóm Ngũ Long gồm Phan Châu Trinh - phó bảng, Phan Văn Trường - tiến sĩ Luật, luật sư, Nguyễn An Ninh - con nhà yêu nớc Nam bộ Nguyễn An Khương, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền - cử nhân văn học.

Nhóm này được lập ra nhằm mục đích tập hợp những người Việt Nam Nam bộ đưa rang Pháp làm lính và phụ vụ chiến tranh chống phát xít Đức. Mục đích của nhóm này chỉ là giúp đỡ lẫn nhau.

Theo sự hiểu biết của tác giả, năm 1908 tham gia chống thuế, Nguyễn Tất Thành bị đuổi học, 9 năm sau (1917) Nguyễn Tất Thành “bắt đầu tham gia nhóm Ngũ Long”.

Những con số, thông tin thiếu nhất quán về nhóm Ngũ Long

Căn cứ vào các ý kiến trình bày trên, có nhiều điều khác hẳn nhau về năm thành lập nhóm Ngũ Long:

Thành lập năm 1917 (Hoàng Tùng, Nguyễn An Tịnh)

Thành lập năm 1918 (Hồ Hữu Tường)
Thành lập cuối năm 1921, hoặc năm 1922 (Đặng Hữu Thụ)

Không ai nói rõ nhóm tồn tại đến bao giờ thì tan rã hay giải thể.

Nguyễn An Tịnh viết: “Ngày 3/10/1922, Nguyễn An Ninh trở về nước, chính thức đi vào hoạt động với sự hậu thuẫn của những người trong nhóm Ngũ Long và các bạn bè Việt Pháp tiến bộ” (tr.29).

Nguyen Tat Thanh co tham gia 'nhom Ngu Long' o Phap khong? hinh anh 3

3 nhân vật còn lại đ ược cho là thuộc nhóm Ngũ Long, từ trái qua:  Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường.

Thiếu một hai người thì không còn ngũ. Ta thử phân tích bằng sự thật lịch sử, trước hết về thời điểm: năm 1917 không có hai người, một là Nguyễn An Ninh sang Pháp năm 1918 hay 1920, không có Nguyễn Thế Truyền vì cuối năm 1921 mới đến gặp Phan Châu trinh và Phan Văn Trường. Nếu năm 1918 thì ít nhất là không có Nguyễn Thế Truyền và có khả năng là cả Nguyễn An Ninh cũng chưa có mặt ở Paris, theo báo cáo của mật thám.

Bài của Hoàng Tùng còn có những sai lầm khác: Phan Văn Trường không phải năm 1917 hay trước đó đã đỗ tiến sĩ luật, mà là năm 1922. Nguyễn Thế Truyền đỗ đại học văn khoa ở Sorbone năm 1922, không phải là “cử nhân văn học” rồi vào nhóm Ngũ Long năm 1917.

Đã không có thành lập thì không có giải thể, tan rã là điều dễ hiểu, không có nhóm Ngũ Long đương nhiên không có chuyện Nguyễn Tất Thành là thành viên, không có chuyện hoạt động của nhóm và không có linh hồn là Phan Chu Trinh.

Theo tôi, người bịa ra nhóm Ngũ Long có ý đồ, muốn đưa tất cả 5 người có những khuynh hướng tư tưởng, chính trị không đồng nhất, khác xa nhau vào cùng một bị do một người yêu nước theo chủ nghĩa ôn hòa, cải lương chỉ huy [...]

CÁC TIN KHÁC


Đang thêm vào giỏ hàng...